12 LƯU Ý KHI MUA NHÀ
Mua nhà là một quyết định trọng đại ảnh hưởng đến tài chính và cuộc sống của bạn sau này. Cho nên, việc tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước để tránh những sai sót thường gặp và chọn được ngôi nhà ưng ý là điều cần thiết.
1.Bỏ qua những lỗ hổng, rò rỉ
Khi xem nhà, điều đầu tiên nên quan tâm có lẽ là hệ thống nước nôi bên trong. Nếu không kiểm tra cẩn thận phần này, bạn có thể gặp nhiều bực bội khi dọn đến ở cũng như tốn nhiều chi phí và bất tiện khi sửa chữa nó. Bạn hãy kiểm tra các bồn rửa mặt, bồn rửa chén, hệ thống nước ở nhà vệ sinh,… và đừng bỏ qua nếu phát hiện hệ thống thoát nước bị nghẹt hay thi công không đúng phương pháp (thường đường ống thi công bên dưới các bồn rửa sẽ có hình chữ P), rò rỉ, bốc mùi hay vết nứt nhỏ (kể cả các vết nứt trên tường, trần nhà)
2.Bỏ qua những vấn đề liên quan đến điện
Hầu hết người mua ít quan tâm đến hệ thống điện trong nhà và đó là một sai lầm không đáng có. Nếu hệ thống dây điện bị lỗi có thể gây ra hoả hoạn và biến “đầu tư lớn” của bạn thành tro trong chốc lát. Dù nhà bạn mua thuộc kiểu nhà xây mới thì bạn đều không nên bỏ qua bước kiểm tra hệ thống điện trong nhà và các thiết bị điện liên quan.
3.Bỏ qua những yếu tố cố định của ngôi nhà
Thỉnh thoảng, bạn cũng bị đánh lừa bởi chính mắt mình. Bạn đừng bao giờ thoả hiệp với những ngôi nhà còn chưa hoàn thiện về trang trí nội thất như thảm chưa được trải xong, giấy dán tường chỗ có chỗ không, bê trong nhà thì sơn loang lỗ... Vì chi phí để hoàn thiện những trang trí này có thể sẽ rất đắt. Mặc dù, bạn vẫn có thể tạm chấp nhận sống chung trong tình trạng chưa hoàn thiện này để tiết kiệm tiền bằng cách bỏ ít tiền mua nhà có những phần chưa hoàn thiện này thay cho chi trả nhiều hơn để có được căn nhà đã hoàn thiện. Tuy nhiên, điều cần lưu ý hơn cả khi bạn đưa ra quyết định này bạn lại bỏ qua những phần khó thay đổi của ngôi nhà như cách trí phòng ốc, diện tích và vị trí của nó.
.jpg)
4.Bỏ qua các chi phí phụ thu, phát sinh
Những tiện nghi nội thất thường đóng vai trò kém quan trọng khi bạn đi thuê nhà so với khi bạn đi mua nhà. Những chi phí để đi lại đường thông gió cho bếp hay mua một chiếc bếp gas mới có thể không quá đắt tiền và khó thực hiện ...Nhưng nếu bạn muốn có một thiết lập hệ thống thông gió cho cả nhà, thì bạn nên chọn tìm một căn nhà khác để mua vì lợi ích kinh tế của bạn (trừ khi chủ nhà đã tính phần chi phí lắp đặt này vào giá bán cho bạn luôn rồi). Ngoài ra, nếu mua nhà căn hộ, bạn hãy hỏi rõ các khoản chi phí phụ thu phải đóng hằng tháng là bao nhiêu (phí an ninh, vệ sinh, gửi xe,...)
5.Bỏ qua những tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khoẻ từ các vật liệu xây dựng
Có nhiều thứ có trong vật liệu xây dựng nhà có ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn như chì, chất amiăng và kể cả mốc. Chúng là nguyên nhân gây nên những phát sinh nghiêm trọng về sức khoẻ cho những người sinh sống trong nhà. Đặc biệt, khi bạn dọn đến những ngôi nhà vừa mới xây dựng xong. Bạn cần cân nhắc nghiêm túc vấn đề này ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực trước khi ra quyết định mua. Chẳng hạn, bạn có thể tẩy trắng một lượng mốc nhỏ nhưng nếu nền móng của ngôi nhà nặng mùi, ẩm ướt hoặc mốc có trên một diện tích lớn thì bạn cần yêu cầu chủ nhà sử dụng dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp. Vì như bạn biết đấy, mốc gây có thể gây ra những vấn đề về hô hấp cho bất kỳ ai và chúng có thể phát triển trên nhiều vật liệu khác nhau. Nếu phát hiện mốc ở ngói, gạch lát, vách ngăn, trần nhà, ván ốp tường, thảm sàn hoặc gỗ thì hãy thay thế mới những vật liệu này. Đối với, sơn có chì cao và amiăng thì cũng gây nguy hiểm tương tự như vậy. Vách tường, các khung cửa lớn hoặc khung cửa sổ là những nơi có thể bị dùng sơn có chì cao. Đối với amiăng, bạn nên kiểm tra ở các vách ngăn trong nhà. Bạn có thể cho qua việc này hoặc yêu cầu người bán khấu trừ chi phí di dời, dỡ bỏ những vật liệu này trên giá bán.
6.Không kiểm tra kỹ thuật xây dựng cơ bản
Nếu có một khoản sửa chữa lớn sau khi bạn mua nhà thì đó sẽ là nền móng của căn nhà đó. Một vài dấu hiệu để bạn nhận thấy nền móng xây dựng có lỗi như: nền nhà gợn sóng, gồ ghề, các dấu hiệu rạn nứt có thể xuất hiện ở góc nhà, cửa, cửa sổ, những cánh cửa và cửa số không thẳng hàng, mái nhà bị hạ xuống và sàn nhà dốc...
.jpg)
7.Không thẩm định ngôi nhà
Những hỏng hóc về hệ thống dây điện, nền móng bị lỗi, hệ thống ống nước bị rò rỉ, những chi phí tiềm ẩn và chi phí sửa chữa hoàn toàn có thể tìm thấy trong căn nhà bạn sẽ mua. Và công việc thẩm định sẽ giúp bạn xác định những lỗi đó, và có kế hoạch giải quyết cũng như thương lượng với người bán (dù người bán có là người quen với bạn đi nữa). Bạn có thể sử dụng những người thẩm định chuyên nghiệp nếu cần.
8.Chỉ quan tâm đến thực trạng hiện tại của ngôi nhà
Hãy xem căn nhà là một khoản đầu tư của bạn và đánh giá giá trị của nó sẽ thay đổi trong tương lai như thế nào. Hãy dự đoán giá trị của căn nhà ngay từ trước thông qua các yếu tố như giao thông có tiện lợi không (gần trung tâm, trường học, chợ búa, bệnh viện,…); hàng xóm xung quanh là người dễ chịu; khung cảnh xung quanh nhà đẹp; mọi người đang có xu hướng mua nhà định cư ở đây,… Hoặc nếu căn nhà bạn định mua ở một khu vực trống trải thì bạn nên tìm hiểu kỹ càng khu đất đó sẽ phát triển ra sao trong tương lai, ví dụ ở những khu đất trống gần nhà bạn sau này sẽ xây dựng ra sao (giả sử khung cảnh hiện tại xung quanh nhà bạn khá đẹp nhưng sau này chủ đất cho xây dựng những toà cao ốc lớn che chắn hết tầm nhìn, thì giá trị của ngôi nhà có thể bị giảm sút). Vì vậy, hãy kiểm tra kỹ lưỡng những thông tin liên quan đến hoạch định đất đai của chủ đất và chính quyền trước khi chốt giao dịch.
9.Cho rằng giá cả là rào cản
Giá căn nhà bạn định mua có thể quá đắt hoặc vượt quá số tiền bạn có thể chi trả cũng không có nghĩa rằng bạn không có cơ hội để sở hữu nó. Nếu căn nhà đó đích thực là tổ ấm khiến bạn hài lòng, bạn hãy thương lượng với người bán. Nếu may mắn, bạn sẽ thuyết phục được người bán giảm giá cho bạn ở số tiền mà bạn có khả năng chi trả ngay.
10.Không nhìn ‘bức tranh lớn’
Thông thường mọi người xem xét khá kỹ bên trong căn nhà, nhưng lại thường qua loa khi đánh giá ngoại cảnh xung quanh nó. Nếu bỏ qua điều này, bạn có thể gặp những khó chịu hoặc rắc rối sau khi dọn đến sinh sống. Thay vào đó, bạn có thể đi đến xem nhà vào những thời điểm khác nhau để đánh giá được tình trạng giao thông ở khu vực này, ngôi nhà có thuộc khu vực ngập nước hay triều cường, nhiệt độ và ánh sáng của ngôi nhà thay đổi như thế nào trong ngày, bắt chuyện với những người hàng xóm để có thêm thông tin về căn nhà của mình, giá cả, người bán, tình hình an ninh của khu phố. Một chi tiết nhỏ nhưng cũng đáng lưu ý, dù không phải là người mê tín nhưng bạn cũng nên tìm hiểu có gì mờ ám hay khác lạ về ngôi nhà mình định mua hay không. Ngoài ra, bạn có thể quan sát cách cư xử, cách chăm chút cho ngôi nhà của những người hàng xóm (nếu họ càng chăm chút, sắm sửa cho nhà mình nghĩa là họ đang hài lòng về môi trường sống ở đây). Từ đó, bạn có thể đánh giá giá trị thực của ngôi nhà.
11.Mờ mắt trước những chiêu thức của người bán
Khi chiến lược của người bán là điều chỉnh lại trang trí của ngôi nhà để làm cho không gian bên trong căn nhà thêm hấp dẫn, giá trị và bạn không cẩn thận, bạn có thể rơi vào “mưu mẹo” này và sẽ trả hớ cho họ. Chẳng hạn, những sửa chữa cho căn nhà chỉ tốn chưa tới chục triệu nhưng họ có thể cộng vào giá bán đến hơn 50 triệu. Hoặc họ có thể làm mờ mắt bạn bằng cách chỉ để bạn tập trung vào những phần sửa chữa đáng giá để bạn xao lãng với những phần không hoàn thiện hoặc kém chất lượng của ngôi nhà.
12.Quá tin tưởng vào người môi giới
Dù đã chọn được ngôi nhà ưng ý thì bạn cũng đừng bao giờ ‘nới lỏng’ sự đánh giá đối với các thủ tục giấy tờ, dự đoán các phát sinh hoặc bẫy có thể xảy ra trong quá trình mua bán của mình. Một người môi giới có thể hướng dẫn bạn qua toàn bộ quá trình và giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và căng thẳng. Tuy nhiên, người môi giới cũng sẽ phải đảm bảo những lợi ích nhất định cho người bán. Do đó, bạn không nên quá tin tưởng vào người môi giới mà bỏ qua các nguồn tham khảo thông tin khác và nên chọn những người môi giới tốt từ những đại lý tin cậy.
12 LƯU Ý KHI MUA NHÀ
Theo Việt stock
No comments:
Post a Comment